Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Tour Xe Đạp Huế - Cầu Ngói Thanh Toàn - Đầm Chuồn

Nhằm hưởng ứng ngày khai hội mùa du lịch do Sở TTVH Du lịch Huế tổ chức ngày 15-1-2016 tại Cầu Ngói Thanh Toàn, CLB Huế Tourism Connect sẽ tổ chức một tour xe đạp trải nghiệm với lộ trình Huế - Thanh Toàn - Đầm Chuồn.

Xuất phát lúc 13:00 tại Nhà Văn hóa Trung Tâm Thành phố Huế. Đoàn đạp xe ven sông theo đường làng hướng về cầu ngói Thanh Toàn tại lang Thủy Thanh. Xe đạp đi qua những cánh đồng lúa xanh biếc với những ruộng lúa, khuôn viên những căn nhà xưa của Huế mang bầu không khí thật trong lành và mát mẻ.


Làng Thanh Toàn: Thăm cầu ngói, Chợ và nhà Trưng bày Nông Cụ và tham gia các hoạt động trải nghiệm.
Đoàn tham gia hưởng ứng lễ Khai hội du lịch của Sở TTVHDL Huế, sau đó tiếp tục đạp xe rẽ về hướng An Truyền, huyện Phú Vang đi qua những con đường nhỏ, khu vườn mang đạm nét nông thôn để đến với Đầm Chuồn. Tại đây, chúng ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp bình yên chân thật của làng quê song nước phá Tam Giang , được thưởng thức những món hải hải sản tươi ngon, hương vị rượu làng Chuồn cay nồng trong thời tiết Huế se lạnh đầu đông giữa mênh mông sóng nước.


Dự kiến số người tham gia sẽ là 50 - 100 người và số lượng xe đạp tương đương.


*TỔNG TỔ CHỨC: SỞ TTVH DU LỊCH HUẾ, trong đó CLB Huế Tourism Connect tham gia phần tour xe đạp cộng đồng.


*THỜI GIAN: Đi 15/1/2015 lúc 13g


*PHƯƠNG TIỆN: Xe đạp
1/Vietnam Bike Tours tài trợ 15 xe +15 nón bảo hiểm
2/Huế Của Ta tài trợ 15 xe+ 10 nón bảo hiểm
3/A Travel Mate tài trợ 10 xe + 10nón bảo hiểm
4/Hue Smile Travel tài trợ 10 xe + 10 nón bảo hiểm
5/HGH Travel tài trợ 5 xe + 5 nón bảo hiểm


Đón Tết Bính Thân Cùng Queen House

Chương trình sự kiện : Tết Bính Thân

Địa điểm: Café Nền Cũ (Nhà của Thái hậu Từ Cung)

Thời gian: 23/ T.Chạp (01/02/2016) – 29/ T.Chạp (07/02/2016)

Nội dung chương trình:

Tái hiện không gian văn hóa Tết truyền thống Huế nói riêng và Việt nam nói chung với những nghi lễ truyền thống: “Tiễn ông táo về trời”; “Lễ dựng nêu”, “Lễ cúng đón ông bà”, “Lễ cúng đón giao thừa”, những hoạt động truyền thống chuẩn bị cho ngày tết và hoạt động tết: Ngói bánh chưng, không gian hội với trò chơi dân gian, Ông đồ, hoa tết, hái lộc xuân, cùng với đó là các hoạt động phục vụ du khách khác như: Ca Huế, cooking class, trình diễn áo dài…

THỜI GIAN
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
GHI CHÚ
01/02/2016
23/T.Chạp/ Ất Mùi
Tiễn ông Táo về trời và Lễ dựng nêu 
 Giá 562,000đ/Người
10h00 - 10h15
10h15 - 11h15


11h15 -12h30
12h30 - 13h00







13h00 - 14h00





Đón khách, welcome drink và giới thiệu chương trình
Khách được phục trang theo trang phụng truyền thống (cung đình) tham gia vào nghi lễ cũng tiễn ông Táo, nghe HDV thuyết minh về ông táo cũng như những phong tục tập quán ngày Tết của Việt Nam. Cùng nhau thả cá chép theo truyền thống.
Khách cùng tham gia vào nghi lễ dựng cây Nêu ngày Tết.
·         Chuẩn bị mâm quả
·         Gánh nêu
·         Đóng cọc
·         Ghi lời ước nguyện
·         Dựng nêu.
Khách dùng bữa trưa với những món ăn truyền thống Việt Nam (Hoặc ẩm thực cung đình).
Tiễn khách.

Ghi chú: Khách có thể tham gia gói bánh chưng truyền thống. và các không gian khách tại điểm đến.
Lưu ý: Tất cả các hoạt động diễn ra đều có HDV thuyết minh hướng dẫn khách.


02/02/2016 đến 06/02/2016
24/T.Chạp đến 28/T.Chạp/ Ất Mùi
Không  gian Tết Bính Thân.
Các hoạt động tết được diễn ra liên tục: không gian gói bánh chưng, Hoa Tết, Ông đồ,
không gian trò chơi dân gian: Đập om; bắt trạch; đi cầu kiều…
Giá 30,000đ/ Người
07/02/2016
23/T.Chạp/ Ất Mùi.
Cooking class và nghi thức truyền thống ngày cuối năm
Buổi sáng
Cooking class và Lễ đón Ông Bà                                       Giá 562,000đ/Người
8h00 – 8h30:
8h30 – 9h30:               

09h30 – 11h00:


11h30 – 12h00:

12h00 – 13h00:
13h00 – 13h30:

Đón khách, welcome drink và giới thiệu.
Khách được hướng dẫn đi chợ mua một số nguyên liệu cân thiết cho mâm cúng.
Cooking class “Ẩm thực ngày Tết”. Khách được nấu các món ăn chính trong mâm cúng, chuấn bị hoa quả và các vật dụng cần thiết cho một nghi  lễ cúng đón Ông Bà.
Khách được phục trang theo trang phục truyền thống cung đình và tham gia vào nghi lễ cúng đón Ông Bà,
Dùng bữa trưa với nhứng món ăn đã nấu sau lễ cúng.
Tiễn khách.
Lưu ý: Cấn nhắc các nguyên lieu cho khách mua và nấu trong cooking class.
Buổi chiều tối:
Cook class  “Mâm cúng giao thừa” & Chương trình nghệ thuật truyền thống
Giá : 877,000đ/Người
17h00-17h30:
17h00-17h30:





19h00 -20h30:



20h30 -22h30:









22h30 – 23h30:


23h30 – 24h00:

24h00 – 01h00:
Đón khách, welcom drink, giới thiệu chương trình
Khách được hướng dấn nấu một số món ăn phục vụ cho bữa tối truyền thống và mâm cúng giao thừa theo phong cách 3 miền Bắc, Trung, Nam. chuấn bị hoa quả cùng các vật dụng cần thiết cho một nghi  lễ cúng đón Giao Thừa.
Khách được phục trang các trang phục truyền thống (Cung đình). Dùng cơm tối với ẩm thực truyền thống (Cung đình).
Chương trình nghệ thuật và không gian tết cổ truyền.
·         Thưởng thức ca huế,
·         Show trình trang áo dài truyền thống
·         Tham gia vào không gian hoạt động Tết truyền thống,
·         Thưởng trà
·         Xin chữ .
·         Trò chơi dân gian

Chuẩn bị và bày biện mâm cúng giao thừa theo phong tục 3 Miền Bắc, Trung, Nam.

Tham gia vào nghi thức cúng Giao Thừa, thưởng trà…


Dùng bữa tối muộn sau lễ cúng theo phong tục của người Việt và tiễn khách.



Đạo diễn và thực hiện chương trình:
Mr. Hồ Bảo Long
Mr. Hồ Khánh Bửu

Tư vấn:
Mr. Nguyễn Đình Ân
Mr. Nguyễn Phước Vĩnh Khánh

Sales & Marketing
Mrs. Lương Lan Anh

Cùng toàn thể nhân viên của:






Dấu Xưa Tích Nguyễn

Nhằm chính thức khởi động cho chương trình chùm tour mới 2016 với nhiều hấp dẫn và mới lạ của DNTN Huế Của Ta, vào ngày thứ bảy 09-1-2016 (nhằm ngày 30 tháng 11 Ất Mùi), chúng tôi sẽ tổ chức tour khảo sátDẤU XƯA TÍCH NGUYỄN, chương trình sẽ đi thăm, dâng hương một số lăng mộ nhà Nguyễn tại khu vực phía Tây Thừa Thiên bằng phương tiện xe máy, đặc biệt sẽ tổ chức “thượng sơn” Thiên Thụ để ngắm cảnh Lăng vua Gia Long và toàn cảnh cố đô Huế. Chương trình có sự đồng hành, diễn thuyết của vị khách mời đặc biệt với nhiều kiến thức chuyên sâu, mệ Nguyễn Phước Vĩnh Khánh, là cháu đời thứ 5 của Tuy Lý Vương (Tuy Lý Vương là con thứ 11 của Vua Minh Mạng), hiện là Phó phòng Tuy Lý Vương và là Trưởng ban thông tin của Nguyễn Phước tộc.
Lịch trình dự kiến như sau:
-          Sáng: xuất phát tại cà phê Nền Cũ, 145 Phan Đình Phùng vào lúc 8h30, quý vị nên đến sớm hơn để dùng điểm tâm và cà phê ở đó (tự túc), thăm viếng lăng Thoại Thánh (vợ vua Gia Long), lăng Trường Phong (chúa Nguyễn Phúc Thụ, vị Chúa thứ 7 của 9 đời Chúa Nguyễn) và trèo núi Thiên Thụ (mất khoảng 2 giờ đồng hồ, chuẩn bị giày leo núi, trang phục quần dài, áo dài tay để tránh bị trầy xướt trong quá trình leo trèo)
-          Trưa: thăm viếng, nghỉ chân và ăn trưa tại lăng Gia Long.
-          Chiều: thăm viếng cụm 3 lăng, lăng Vĩnh Cơ (lăng mộ của vợ chúa Nguyễn Hoàng, mẹ chúa Nguyễn Phúc Nguyên), lăng Trường Diễn (lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, vị Chúa thứ 2) và lăng Trường Hưng (lăng chúa Nguyễn Phúc Tần, vị Chúa thứ 4).

Kết thúc chương trình tại Nền Cũ vào lúc 5 giờ.




Giới Thiệu DNTN Huế Của Ta

DNTN Huế Của Ta đựơc thành lập vào năm 2011 bởi CEO Nguyễn Đình Ân. Là doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực phục vụ như: nhà hàng, khách sạn và cung ứng các tour du lịch nội địa. Cái tên “Huế Của Ta” mang ý nghĩa rất thiết thực, ca ngợi vẻ đẹp của Huế từ văn hóa, con người đến lịch sử của cả mảnh đất “Thần Kinh” này, muốn đem Huế đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước, Huế không phải của riêng ai, Huế tất cả của những ai yêu Huế sống trên đất Huế, những ai đã đang và sẽ đến với với Huế.
Với tầm nhìn và quan điểm phát triển bền vững, Huế Của Ta đã và đang tập trung vào lĩnh vực du lịch cộng đồng cùng với các hoạt động mang tính hộ trợ như nhà hàng, khách sạn và vận chuyển. Tuy mới được thành lập không lâu nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng Huế Của Ta đang dần dần khẳng định thương hiệu của mình ở Huế một cách bền vững ở thị trường Huế với một số nhà nhà hàng, khách sạn, văn phòng tour uy tín, chuyên nghiệp.Từ ngày thành lập đến nay Huế Của Ta đã có được những sản phẩm, dịch vụ sau:
- Khách sạn Tigon tại số 9 Nguyễn Công Trứ
- Nhà hàng King’s tại 27 Nguyễn Sinh Sắc
- Café Nền Cũ ( nhà Đức Từ Cung – Hoàng Thái Hậu chính thống cuối cung của triều Nguyễn)
- Áo Dài Nữ Cung ( Cung Trường Sanh – Đại Nội Huế , cung của Thái Hoàng Thái Hậu của triều Nguyễn)

Với mong muốn đem lại cho thị trường các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, những trải nghiệm  mới về những giá trị văn hóa truyền thống Huế, Huế Của Ta sẽ có những chiến lược phát triển bền vững để khẳng định thương hiệu để sớm hội nhập và mang hình ảnh, con người, văn hóa Huế để gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế.



Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Chùa Thiên Mụ


Truyền thuyết kể rằng, khi Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh“. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ). Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ Tự“ (chùa Thiên Mụ).


Toàn cảnh chùa Thiên Mụ
Trong thực tế, ở đây đã từng tồn tại một ngôi chùa của người Chàm - di tích được nhắc đến trong sách Ô châu cận lục của Dương Văn An vào năm 1553. Nhưng phải đến năm 1601 với quyết định của chúa Nguyễn Hoàng, chùa mới chính thức được xây dựng.

Theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa cho đúc một chiếc chuông lớn có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Ông còn đích thân viết bài văn bia nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm - người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.
Với quy mô được mở rộng và cảnh đẹp tự nhiên, ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ“ (mừng sinh nhật thứ tám mươi) của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm tháp Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi chép thơ văn của nhà vua.
Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện.
Chùa Thiên Mụ được xếp vào hai mươi thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do đích thân vua Thiệu trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa. Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên“ phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (Bà mụ linh thiêng). Mãi đến năm 1869, vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Bởi vậy trong dân gian, người ta vẫn dùng cả hai tên khi muốn nhắc đến chùa này.
Trận bão khủng khiếp năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn. Qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quí giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật... hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ.
Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.
Tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng của miền Trung, chùa Thiên Mụ với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, thi vị. Tiếng chuông chùa như linh hồn của Huế, vang vọng mãi theo dòng nước sông Hương chảy qua trước Kinh Thành, xuôi về cửa biển, đọng lại trong lòng khách phương xa đến Huế một nỗi niềm vương vấn chốn Thiền Kinh.
Huỳnh Thị Anh Vân

Phu Văn Lâu


Trên trục chính của Hoàng thành Huế, từ Kỳ đài nhìn ra sông Hương có hai công trình kiến trúc rất duyên dáng tô điểm cho bộ mặt của Kinh thành Huế. Một trong hai công trình ấy là Phu Văn Lâu.
Vào đầu thời Gia Long (1802-1819), đây chỉ là một toà nhà nhỏ có tên Bảng đình, dùng làm nơi công bố các chiếu thư, chỉ dụ của nhà vua hoặc các bảng thi Hội, thi Đình cho dân chúng. Năm 1819, Bảng đình được thay thế bằng một toà kiến trúc hai tầng mái với

Phu Văn Lâu
16 cây cột, xung quanh không có vách, tạo nét thanh tú và độc đáo với tên gọi là Phu Văn Lâu. Phu Văn Lâu còn là nơi ban phát lịch hoặc các sinh hoạt vui chơi dành cho dân chúng do triều đình tổ chức...Thời Minh Mạng, nhà vua quy định sau khi các chiếu thư được tuyên đọc ở Ngọ Môn hoặc điện Thái Hoà sẽ được đặt trên long đình, có che lọng và quân lính theo hầu hai bên để đưa ra niêm yết tại Phu Văn Lâu. Các quan hàng tỉnh và hương lão phải đến quỳ lạy trước chiếu thư.

Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có đặt hai khẩu súng thần công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau. Để tỏ lòng tôn trọng nhà vua và những văn bản được niêm yết trong Phu Văn Lâu, trước đây có hai tấm bia "Khuynh cái hạ mã" ở hai bên công trình, quy định ai đi qua đây cũng đều phải nghiêng lọng, xuống ngựa.

Gần bên phải Phu Văn Lâu còn có tấm bia trên khắc bài thơ "Hương giang hiểu phiếm” nói về cảnh đẹp của sông Hương, một trong hai mươi thắng cảnh đất thần kinh mà vua Thiệu Trị đã ca ngợi. Phu Văn Lâu đã được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn. Để tạo điều kiện cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích độc đáo này, công trình đã được lập hồ sơ xin công nhận di tích lịch sử-văn hoá cấp quốc gia.

Hổ Quyền

Như ý nghĩa mà hai chữ Hổ Quyền bao hàm, đây thực sự là một chuồng nuôi hổ. Song bên cạnh đó, nó còn có chức năng của một đấu trường hết sức độc đáo mà theo sự hiểu biết của chúng tôi thì không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới: đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ.


Sự hình thành Hổ Quyền dưới triều Nguyễn có thể nói là hệ quả tất yếu của một loạt sự kiện xảy ra trong một quá trình lịch sử dài đến mấy trăm năm. Những trận đấu giữa voi và hổ được tổ chức sớm nhất có tư liệu ghi chép lại là vào thời các chúa Nguyễn (1558-1775). Tất nhiên không phải tổ chức ở Hổ Quyền vì bấy giờ công trình này chưa được xây dựng. Một học giả người Pháp là Pierre Poivre cho biết ông đã từng thấy những trận đấu giữa voi và hổ do chúa Nguyễn tổ chức ở đảo Dã Viên trên sông Hương. Ông cũng kể thêm là vào năm 1750, có một lần chúa Nguyễn Phúc Khoát cùng với triều thần đi trên 12 chiếc thuyền đến hòn Dã Viên để xem một cuộc đấu không tiền khóang hậu giữa voi và hổ. Đây có lẽ là trận đấu khủng khiếp và đẫm máu nhất trong lịch sử. Các khán giả đã chứng kiến từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc, khi mà 40 con voi đã tàn sát đến con hổ cuối cùng trong số 18 con được thả ra làm vật tế thần trong ngày hội.


  Đến thời các vua Nguyễn, người ta cũng thường tổ chức những cuộc đấu giữa voi và hổ và xem đó là những ngày hội lớn cho cả triều đình và dân chúng. Song trong giai đoạn đầu vì chưa có một đấu trường hẳn hoi để đảm bảo tính an toàn nên những sự cố vẫn thường xảy ra. Ví như dưới thời vua Gia Long, trong một trận đấu được tổ chức ở bãi đất trống phía trước Kinh Thành, giới hạn bằng một hàng rào lính tráng cầm khí giới đứng vòng quanh bảo vệ, một con hổ đã bứt được dây trói nhảy chồm lên tát người quản tượng rơi xuống đất và ông đã bị chính con voi do mình huấn luyện dẫm chết. Sự lồng lộn của con dã thú đã gây thương tích cho nhiều người và trở thành nỗi kinh hoàng cho tất cả khán giả. Thời Minh Mạng cũng từng xảy ra một sự cố tương tự. Nhân ngày lễ Tứ Tuần Đại Khánh (mừng thọ vua 40 tuổi vào năm 1829), vua ngự thuyền rồng xem một trận thư hùng giữa voi và hổ tổ chức ở bên bờ Bắc sông Hương. Trong khi giao đấu, chúa sơn lâm bứt được dây trói, lao ra và bơi về phía thuyền rồng. Giữa lúc quan binh nhốn nháo hoảng loạn, vua Minh Mạng kịp dùng con sào đẩy lùi được con vật cùng đường. Nhờ vậy, quan quân mới kịp chèo thuyền đến giết chết hổ giữa dòng sông cứu vua kịp thời.


  Do những sự cố này, năm Minh Mạng thứ 11 (1830), vua Thánh tổ nhà Nguyễn đã chọn vùng đất ở thôn Trường Đá, làng Nguyệt Biều, nằm về phía Tây Kinh Thành, xây dựng một đấu trường kiên cố để tổ chức an toàn những cuộc đấu nói trên.


  Hổ Quyền là một đấu trường lộ thiên hình vành khăn. Vòng thành trong cao 5,90m; vòng thành ngoài cao 4,75m. Thành ngoài nghiêng một góc khoảng 10-15o tạo thế vững chãi kiểu chân đê. Chu vi tường ngoài Hổ Quyền là 145m, đường kính lòng chảo là 44m.


  Khán đài vua ngồi ở mặt Bắc của đấu trường, được xây cao hơn so với các vị trí chung quanh và cơi nới ra sau tạo một không gian tương đối rộng. Bên trái khán đài là hệ thống bậc cấp đi lên gồm 24 cấp dành cho vua và các quốc thích đại thần. Hai bên có hai hệ thống nữ tường xây bằng gạch hoa đúc rỗng. Bên phải khán đài có một hệ thống bậc cấp khác xây tương tự dành cho quan chức và binh lính. Từ khán đài này nhìn qua phía đối diện, người ta có thể nhận ra 5 chuồng cọp nằm ngay trong lòng đấu trường. Người ta lợi dụng hai vòng tường trong và ngoài của đấu trường để tạo ra vách chuồng. Giữa hai tường thành sẵn có, xây thêm các bức vách bằng gạch để tạo 5 cái chuồng riêng biệt. Hệ thống cửa ở các chuồng hổ là các cửa gỗ được đóng mở bằng cách kéo dây từ trên xuống. Từ khi xây xong Hổ Quyền, nghi thức tổ chức các trận quyết đấu sinh tử giữa voi và hổ trở nên trang trọng hơn trước.



Ngày đấu, dân chúng địa phương quanh vùng đặt hương án, lễ vật. Chung quanh đấu trường bày nghi trượng, cắm cờ dựng lọng. Một đội lính mặc áo đỏ đội nón sơn, cầm khí giới nghiêm trang cung kính đứng hai bên đường từ đấu trường đến bờ sông. Suốt trên đoạn đường này, người ta phải trải chiếu hoa để đón nhà vua. Từ sáng sớm, dân chúng được phép đã hăm hở vào đến nơi để chờ xem trận đấu giữa hai kỳ phùng địch thủ.


  Thường thì đúng giờ Ngọ, vua mới ngự thuyền rồng đến. Khi thuyền áp sát bờ sông, vua lên kiệu che bốn lọng vàng và bốn tàn vàng. Đi trước là lính Ngự lâm quân, rồi Thị vệ cầm cờ Tam tài, cờ Ngũ hành, cờ Nhị thập bát tú, gươm tuốt trần; tiếp theo là đội nhạc cung đình. Các quan quỳ nghênh đón ở chiếu hoa trải trên đường rồi theo vua vào cổng giữa lên khán đài.


  Dưới triều Nguyễn, những trận tử chiến giữa voi và hổ thông thường mỗi năm tổ chức một lần. Các vua Nguyễn là người tổ chức, cũng là người điều khiển, vừa là khán giả rất nhiệt tình cổ vũ cho trận đấu cho đến khi voi giết chết hổ mới thôi. Trận đấu cuối cùng của voi và hổ được tổ chức vào năm 1904 dưới triều vua Thành Thái. Đây cũng là một trận đấu hấp dẫn, đầy kịch tính được nhiều người đương thời chứng kiến và mô tả kỹ.


  Có thể thấy việc tổ chức các cuộc huyết đấu giữa voi và hổ trước hết xuất phát từ nhu cầu rèn luyện tượng binh, một binh chủng rất lợi hại của quân đội xứ Đàng Trong, sau mới được nâng dần lên thành trò giải trí tiêu khiển. Xét trên nhiều mặt, đấu trường Hổ Quyền của nhà Nguyễn vẫn mang tính nhân đạo hơn những đấu trường nô lệ đẫm máu của các đế chế Phương Tây.
Phạm Đức Thành Dũng